Danh mục sản phẩm
Thống kê
  •   Đang online
    41
  •   Hôm nay
    164
  •   Hôm qua
    28
  •   Tổng truy cập
    33226
  •   Tổng sản phẩm
    35
  • 0 - 550,000 đ        

    Bỏ thuốc lá dễ hay khó? Đâu là cách tốt nhất?

    Để bỏ được thuốc là điều hằng mong ước của những đấng mày râu, cả gia đình và người thân của họ. Hút thuốc là có hại cho sức khỏe, điều này gần như ai cũng biêt. Nhưng làm thế nào để từ bỏ được thuốc lá đòi hỏi phái có quyết tâm cao ở người đang nghiện và cộng lực của họ (vợ, mẹ, con, anh chị em, bạn bè...). Nhưng phần lớn vẫn do ý chí của người nghiện thuốc lá, vì sao gọi là nghiện, bởi vì chẳng qua nó là 1 thói quen khó thay đổi. Trong thuốc lá có chất nicotin, đây là chất gây nghiện ở mức khá cao, một khi đã nghiện phải nó thì việc chấm dứt nó khỏi cuộc đời mình là một “thành trì vô cùng vĩ đại”.
    Bản thân tôi, hút thuốc lá khoảng 14 năm, nhưng đến nay đã dứt bỏ chúng được 6 năm. Là người đã từng bị nghiện, cũng là người thực hiện thành công việc cai thuốc lá. Vậy làm thế nào để từ bỏ vĩnh viễn thuốc lá, chắc hản đã có rất nhiều cách, kể cả bằng chương trình hành động quốc gia...đại loại thế. Sau đây mình chia sẻ quý bạn đọc cách cai thuốc mà mình đã thực hiện được.

    (Nguồn: Mượn từ Internet)

     
    NHÂN TỐ NÀO QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA VIỆC CAI NGHIỆN THUỐC LÁ?

    Việc nghiện thuốc lá có tính quá trình, tức là hút lâu và đủ đến 1 mức độ nào đó mới gây nghiện ở người hút thuốc lá. Bạn tiếp xúc với thuốc lá từ khi nào? trong thời gian bạn suy nghĩ để trả lời chính xác câu hỏi của tôi. Tôi sẽ kể cho bạn nghe về "lịch sử" từ khi tiếp xúc khói thuốc lá đến khi nghiện hút liên tục trong 14 năm trước khi cai nghiện.

    1.Tôi tiếp xúc với khói thuốc lá từ khi nào?
    Quay ngược thời gian thì mốc thời gian ấy cách đây cũng khá lâu, năm nay tôi 40 tuổi những chắc đã "hưởng thụ" khói thuốc từ khi mới ra đời. Ba tôi là người rất ghét thuốc lá, kể cả rượu bia. Ông là người quyết tâm ngăn cản anh em chúng tôi hút thuốc lá từ khi còn tấm bé, và mạnh mẽ hơn là lúc mỗi chúng tôi bước vào tuổi học cấp hai, cái tuổi ấy dễ học làm theo những điều xấu. Thế nhưng không thể ngăn cản được, kết quả là anh 2 anh 3 anh 4, cả 3 anh đều hút thuốc lá. Chỉ còn duy nhất người anh kề trên tôi không bao giờ cầm đến điếu thuốc. Tôi tạm gác việc này qua 1 bên, phần sau tôi sẽ quay lại. Vấn đề cần làm rõ ở đây là: "Tôi bắt đầu cầm điếu thuốc (theo 1 nghĩa nào đó: thuốc bổi, giấy quấn lá cộng sản...), hít, rít, đưa những là khói độc hại đó vào cơ thể từ khi nào? Cau trả lời là từ khi còn rất bé. Câu chuyện thế này:
    Ngày xưa, từ lớp 3 đã biết chăn bò phụ giúp cha mẹ, chăn bò là việc đơn giản ở quê mà đứa trẻ nào cũng có thể làm được. Nó được xem như là một phần của ký ức thời thơ ấu, mà mãi sau này khó có thể quên được. Một buổi thả bò trên đồng, chỉ việc trông bò không ăn hoa màu của người ta là được, mỗi buổi như vậy, đám trẻ chăn bò như chúng tôi làm gì mà chẳng xong. Mà kể đến là quậy phá, trộm mía, đào khoai nướng ăn, bắt chim nướng thịt..... Để làm được những việc phức tập cần có sự phân công cụ thể, đứa mang theo dao, đứa mang theo muối, nước mắm...Một trong những việc hồi đó làm bây giờ nhớ lại mới thấy mình là đứa trẻ có nhiều tội với người lớn như là: bẻ mía trộm, đào khoai, đào sắn, để bò ăn phá hoa màu người ta...Mỗi lần bị người ta phát hiện thế nào cũng bị một trận no đòn, xong rồi lại vẫn cũng không bỏ được thói hư của một đứa chăn bò. Một trong những việc mà rất nhiều lần cha mẹ phát hiện, đánh đòn, ngăn cản đó là hút thuốc, thấy ngưới lớn hút rồi bắt chước làm theo chứ chả biết nó có tác hại như thế nào. Đến khi cha mẹ phát hiện, đánh đòn và cấm, cấm, vậy thôi chứ cũng không nhận được sự giải thích cặn kẽ về tác hại của thuốc lá. Đến đây, các bạn có thể tự hỏi "lấy thuốc lá đâu mà hút", cho bạn biết luôn là vô vàng. Hồi đó, ở quê người ta hút toàn hút thuốc bổi (tự trồng cây thuốc lá, thái mỏng, phơi khô thành líp), nhà nào mà chả có, để hút được thuốc lá thì rất đơn giản, lấy giấy quấn với thuốc bổi châm lửa và hít. Vậy thôi, thế mà có người nghiện đến cả đời, có khi đến chết mới thôi. Thời đó, mới chỉ học lớp 4 gì đó thôi, nhiều lần bị đánh đau đến mức quên nó khi nào chẳng hay, vì là bắt chước chứ có nghiện đâu? Rồi đến cấp 3 cũng không, mặc đù đi học với đám bạn có nhiều đứa hút, cám dỗ thật nhưng lúc đó không để ý đến.
    Môi trường đại học, là nơi tôi bắt đầu biết được nhiều thứ trong đó có thuốc lá, yêu đương, chơi bài, bida, cà phê...Con đường nghiện nhập thuốc lá bắt đầu từ năm thứ 2 đại học, nghiện thực sự và không thể từ bỏ được. Kẻ từ đó, thuốc lá được xem như là một phần của cuộc sống tôi, có thể bỏ ăn hút thuốc lá, có thê rbos người yêu để hút thuốc lá, và không thể bỏ được nó 1 ngày nào cả. Hút và hút, hút đến nỗi nhìn thân hình đen sạm, da mặt cháy rám, ngực teo tóp, 2 gò má sâu vào trong, tay vàng khè, miệng hôi rình, cổ đầy đờm vào mỗi sáng, toàn thân đầy mùi thuốc lá, ai cũng ghét bỏ, ai cũng có ý xa lánh sau mỗi lẫn hút thuốc, ung thư thì chưa thấy nhưng nguy cơ thì khỏi phải bàn, tiền lẻ trong túi không còn 1 đồng, mất mặt cũng vì thèm thuốc lá (xin người khác, đôi khi không có trong túi), làm phiền người khác, làm phương hại đến sức khỏe người khác, con bị ảnh hưởng...Tóm lại, chả ai thích một thằng nghiện thuốc lá trên mọi phương diện, đây là nhận định nghiêm túc, đừng vì cơn nghiện, không dứt bỏ được rồi viện ra lý do để được hút tiếp. Vậy tôi đã nghiện thuốc lá trong thời gian bao lâu? Khá lâu đó quý vị, 14 năm thôi, chừng đó thời gian tôi làm tổn hại những thứ gì?
    Thứ nhất, Tiền bạc. Trung bình 300.000 đồng/tháng x 12 tháng x 14 năm = 50.400.000 đồng, đây là giá trị thực bằng tiền phải chi tiền túi để mua thuốc lá, con số đó chưa kể đến phần được cho được mời từ người khác, vì vị chi có 300.000 đồng/tháng.
    Thứ hai, Sức khỏe. Tôi vốn sinh ra không được khỏe như bao người khác, nhìn trông có vẻ to cao nhưng thực sự không khỏe, nào là viêm xoang nặng, viêm họng mãn tính...thế mà thuốc lá thì vẫn cứ hút, hút đến khi thân hình gầy nhom, đen cháy mà ai cũng nhận ra nguyên nhân là do hút thuốc lá. Bản thân tôi, biết điều này rất rõ nhưng vì nghiện ngập, ích kỷ, cố chấp, thiếu tự trọng nên vẫn cứ hút. 
    Thứ ba, Gây phương hại đến người khác. Công bằng mà nói một người hút thuốc lá cùng lúc có thể ảnh hưởng đến hàng chục người khác, đây là sự bất công vô cùng. Bây giờ đi xe trên đường mới cảm nhận được sự khó chịu mà người khác hút thuốc lá đi trước mình, vì tro thuốc lẫn khói thuốc tạt vào mặt vô cùng khó chịu, nhưng cũng phải ngậm ngùi thôi, nói sao được.
    Thứ tư, Không văn minh, thiếu văn hóa. Hút thuốc lá thực sự có nên quy kết thành hành vi không văn minh, thiếu văn hóa? Nói thế thì có nhiều người cho là không phải, tôi hút nhưng không làm ảnh hưởng đến người khác hà cứ chi thiếu văn minh, ít văn hóa. Đến bệnh viện, bệnh nhân hút thuốc lá đã đành, bác sĩ, y tá...cũng hút thuốc lá, đến cơ quan thì sếp này sếp nọ hô hào chống hút thuốc lá nhưng tự mình không bỏ được thuốc lá.
    Thứ năm, Gây mất công bằng. Nếu so sánh giữa uống rượu bia với hút thuốc lá thì có vẻ như rượu bia ít làm phiền đến người khác, anh uống anh chịu nhưng thuốc lá thì không, cấm thì vào nhà vệ sinh hút, tìm mọi cách, mọi lý do để hút...thực sự không thể chịu nổi khi vào vệ sinh sau những người vào đó thực hiện 2 mục đích vừa hút thuốc lá vừa đi vệ sinh.
    Thứ sáu, Gây mất vệ sinh công cộng. Hút xong vứt tàn thuốc bừa bãi, mặc dù rất nhỏ nhưng lâu sẽ thấy rõ việc mất vệ sinh.
    ...
    Chừng đó, đủ để bỏ thuốc lá. Chưa, chả quan trọng!. Nghĩa lý gì, hút cho đỡ thèm, đã cơn nghiện rồi tính sau. Có nhiều ông còn dám thề rằng "thà bỏ vợ hơn bỏ thuốc lá", mà thật! Thế chứ bỏ gì đâu, vợ cấm được à, riết rồi cùng thành quen thôi, đành chịu!. Bảo thủ thế, cố chấp cũng vừa vừa! Hút, hút, ung thư ư, bệnh tật ư, quan trọng gì, chết đâu mà lo. Đến lúc đó rồi tính, người ta hút đầy có ai chết đâu mà bỏ...Ngang ngạnh thế, bướng bỉnh thế, mất liêm sĩ cũng vừa vừa! Ai cũng ghét, chỉ có mình thích vì lý do mình nghiện và không thể cai được. Lý do là: bỏ hút tăng huyết áp, bỏ hút thấy lạc miệng, bỏ hút ...chuyển sang ngậm kẹo, kết cục nghiện cả kẹo lẫn thuốc lá, thế mới khổ thân. Cách khác đi, chuyển sang hút thuốc lá điện tử, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, vì độ nguy hiểm của thuốc nó còn cao hơn thuốc lá bình thường, thôi hút tiếp là giải pháp của giải pháp...Vòng lẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại ở người nghiện thuốc lá, thật là tôi cũng muốn bỏ nhưng làm không được. Trời! yếu thế, có hèn nhát lắm không? Không hút thuốc lá có quá nhiều cái lợi mà sao không cố làm?! Vợ khuyên, con bảo, hàng xóm không ưa ư? Riết rồi cũng bó tay thôi, miễn sao đừng vứt tàn lung tung, hút có nơi có chỗ là được, hàng xóm không thích thì dọn nhà đi chỗ khác mà ở, có khi cũng đến vậy chứ nhỉ.
    2.Từ ý định bỏ thuốc lá đến cai nghiện thuốc lá thành công.
     
    Trên tay vẫn còn cầm điếu thuốc nhưng sâu trong nhận thức là phải từ bỏ thuốc lá. Tác động bên ngoài (như ở trên) chỉ chiếm 20% tỷ lệ thành công bỏ thuốc lá, còn lại 80% ở người hút thuốc lá. Cũng 20% người hút thuốc lá cai nghiện thuốc lá thành công hoặc ít hơn, còn lại 80% cai nghiện thuốc lá nhưng không thành công. Muốn cai nghiện được thuốc lá phải bắt đầu từ nhận thức của người hút thuốc lá chứ không phải vợ hay con hay lý do nào khác, nếu người cai nghiện thuốc lá không quyết tâm cao thì sẽ rất khó thực hiện được, đặc biệt là ở những người nghiện ở mức cao. Rất nhiều nguyên nhân gồm các nguyên nhân kể trên + ý định cai thuốc lá đã thôi thúc tôi phải quyết tâm cao để từ bỏ thuốc lá. Từ ý định từ bỏ thuốc lá đến khi cai nghiện hoàn toàn thuốc là khoảng 1,5 -2 năm. Có người hôm trước nói hôm sau bỏ được ngay, đây là dạng người có năng lực tự thân rất cao, nhưng có người nói bỏ thuốc lá hàng chục năm vẫn không làm được, chỉ làm được đến sau khi phát hiện bị ung thư phổi vài tháng. 

    (Nguồn: Mượn từ Internet)
    Nên bắt đầu từ việc giảm từ từ lượng thuốc lá đang hút, chả cần phải nhai kẹo hay nước súc miệng gì cả, đó chẳng qua là lý do ngụy biện (ý kiến cá nhân), phần lớn nằm ở chỗ ý chí mà thôi. Trong suy nghĩ phải luôn luôn tồn tại ý niệm "bỏ thuốc lá", "việc đó tôi sẽ làm được", đừng từ bỏ ý định này mặc dù chỉ tồn tại dưới dạng ý niệm, ngày nào cũng thế, lúc nào cũng thế (mọi lúc mọi nơi) cứ đến khi trên tay cầm điếu thuốc thì ý niệm đó lại hiện ra, và cứ như thế cho đến lượng thuốc lá hút càng về sau càng giảm, giảm đến một thời điểm nào đó, đến khi bạn lại xuất hiện một ý niệm mới "không hút thuốc lá thì cũng chẳng sao", "có gì mà làm không được".  Tuyên bố bỏ thuốc lá! Nghiện thuốc lá cũng là một quá trình thì việc kết thúc nó cũng phải là một quá trình, bạn đừng nghĩ chuyện bỏ thuốc lá là chuyện đơn giản, nếu đơn giản thì trên thế giới làm gì có phòng trào nọ, chiến dịch kia...Và quyết tâm ấy trở thành mục tiêu hiện hữu trong đầu tôi ở mỗi phút giây. Có một đồng nghiệp cấp trên của tôi bảo rằng "ông bỏ được thuốc là tự cấp cho mình một tấm bằng Tiến sĩ rồi", ông cứ nghe tôi, cũng có đồng nghiệp thách đố rằng "ông bỏ được thuốc lá quá 6 tháng tôi đi cái đầu xuống đất"... Tưởng chừng như câu nói ấy bâng qua, nhưng nó là một phần trong "chiến dịch" bỏ thuốc lá của tôi.
    Sau bữa trưa của một ngày tháng 7 năm 2012, tôi không còn nghĩ đến thuốc lá nữa, và việc này lặp lại sau mỗi bữa ăn và cho đến khi nỗi ám ảnh ấy đã từ bỏ tôi đến ngày hôm nay. Một tháng sau, tôi nói bỏ thuốc lá bà xã tôi không tin, cho là tôi xạo, tôi đáp "để đó rồi em sẽ thấy", lúc đó cô ấy đưa tay để ngéo cam kết nhưng tôi bảo không cần.

    3.Đến bao giờ thì tôi thực sự bình thường như người chưa bao giờ hút thuốc lá: 
    Bỏ được thuốc lá cảm giác sung sướng không thể tả hết, không còn bất cứ sự ràng buộc nào, sự đeo bám nào của thuốc lá nữa. Để có được niềm sung sướng đó, thật không dễ chút nào, từ khi tuyên bố bỏ thuốc lá đến lúc chấm dứt hoàn toàn là cả một quá trình đấu tranh về mặt tư tưởng, kể cả trong giấc ngủ. 
    Tháng thứ nhất, không đêm nào không mơ thấy đến thuốc lá, thấy chiêm bao đang hút thuốc, lúc tỉnh lúc mơ, chợt nghĩ "mình đã bỏ thuốc lá rồi mà?!" Vì sao vậy?, giật mình dậy, thấy mình nằm trên giường và trên tay không cầm điếu thuốc, thì ra mình đang mơ, mừng quá: mình đang không hút thuốc. 
    Tháng thứ hai, cũng tương tự nhưng tần suất ngủ mơ thấy hút thuốc lá ít dần đi.
    Tháng thứ ba, tháng thứ tư, tháng thứ năm...
    Và một năm sau cảm giác đó mới hoàn toàn đấy lùi khỏi tâm trí tôi, và bây giờ đôi khi thỉnh thoảng vẫn mơ ngủ thấy mình hút thuốc lá vào những lúc căng thẳng, nhưng chỉ là giấc mơ. 

    4.Điều gì thôi thúc mạnh mẽ để tôi bỏ thuốc lá thành công.
    Ở trên, tôi đã đề cập đến các lý do mang tính động lực là nhân tố thôi thúc tôi thực hiện việc từ bỏ thuốc lá, trong các lý do ấy có một lý do mà tôi thấy lo lắng và có cảm giác đáng sợ nhất. Lúc ấy, bé trai đầu lòng tôi được 2 tuổi, những lúc mẹ đi làm cháu thường ở nhà với bố, hôm đó tôi đưa cháu đến quán cà phê, thực sự mà nói bản thân chẳng muốn chút nào nhưng vì thèm thuốc lá nên phải hút, 2 bố con ngồi cùng bàn, cháu tự chơi, mỗi khi hút thuốc tôi lại quay mặt phà khói thuốc nơi khác để khỏi ảnh hưởng cháu, nhưng cách này chỉ là tình thế thôi, vì trong quá còn có rất nhiều người khác hút thuốc lá, "chạy đâu mà thoát được". Lúc cháu đùa nghịch đòi lấy bao thuốc chơi nhưng tôi kịp thời phát hiện rồi bọc túi, có thể quá trình tôi hút thuốc cháu để ý đến hành động của tôi. Cà phê xong, 2 bố con về nhà, tôi để bao thuốc ở bàn, vừa quay mặt đi, con tôi bắt chước lặp lại hành động tương tự như đang hút thuốc, 2 tay kẹp điếu thuốc giống như thật, tôi vội lấy điếu thuốc khỏi tay con và vứt ngay bao thuốc,mặc dù đây chỉ là hành vi mang tính bắt chước nhưng làm tôi cảm thấy có lỗi vô cùng, lương tâm ray rứt và cảm thấy có lỗi, từ đó khiến tôi quyết tâm bỏ thuốc lá mạnh mẽ hơn và tôi đã làm được đến bây giờ.

    5.Vì sao có chuyện bỏ thuốc lá huyết áp tăng?
    Tôi không phải là bác sĩ nhưng tôi ý thức được rằng, việc hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Trước đây, khi vẫn còn hút thuốc lá, gần như tôi bỏ qua mọi lời khuyên ren của mọi người, mỗi lần đọc báo mạng hay báo giấy thấy có bài khuyên bỏ thuốc lá là lờ đi, vì thực sự lúc đó cơn nghiện đã hoàn toàn chiếm lĩnh lý trí của tôi, ích kỷ, bảo thủ, kiểu như là: mặc kệ nó, hút thì cứ hút chứ có ảnh hưởng gì, cứ hút việc gì đến sẽ đến....
    Theo tôi tìm hiểu được, một trong các lý do mà quý ông hút thuốc viện cớ để tiếp tục hút thuốc lá đó là "sau khi bỏ thuốc lá làm cho huyết áp tăng", đây là sự thật được các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe khẳng định. Vì sao lại như vậy. Tôi không nhớ rõ bài báo đó tên gì và thuộc trang báo mạng nào, nhưng tôi nhớ bài viết đó phân tích và chỉ ra nguyên nhân làm huyết áp tăng khi cai nghiện thuốc lá. Nicotin là chất vốn có đặc tính gây nghiện rất cao, vì thế nên nhiều người một khi đã đưa nó vào người rồi thì việc loại bỏ nó là vô cùng khó. Bản thân, cơ thể con người vận hành theo quy luật sinh học tự nhiên, mọi cơ chế của cơ thể diễn ra bình thường theo từng chức năng sống, mỗi cơ quan, mỗi loại enzyme, ...đều có chức năng riêng của nó làm cho cơ thể chúng ta hoạt động bình thường. Chất nicotin đi vào cơ thể chúng ta qua đường hô hấp, mỗi lần rít là mỗi lần chúng ta đưa khói thuốc có chứa nicotin vào phổi, rít càng sâu khói thuốc lá đi và phổi càng nhiều, nicotin thấm qua nan lá phổi hấp thu đi vào máu, máu vận hàng và đưa nicotin đi khắp cơ thể. Như vậy, sự hoạt động bình thường lâu nay của cơ thể đã bị chi phối bởi chất nicotin, và thế dần dà cơ thế tuần hoàn của tim mạch bị chi phối bởi chúng, tức là bị phụ thuộc, nghĩa là có nó thì cơ thể cảm thấy bình thường vì đã quen với việc có nó, không có nó thì cơ chế vận mạch không bình thường, vì đã phụ thuộc. Theo cơ chế đo, huyết áp của người hút thuốc lá sẽ tăng khi bắt đầu cai nghiện. Do vậy, trong thời gian đầu khi cai nghiện thuốc lá, việc bị tăng huyết áp là rất bình thường, hiểu được có thể này để tìm cách đưa cơ thể trở về trạng thái ban đầu, trạng thái mà cơ thể chưa bị chi phối bởi chất nicotin. Vậy bạn cần làm gì khi bị tăng huyết áp? Theo tôi bạn không cần phải uống thuốc hạ huyết áp (cá nhân), nếu việc tăng huyết áp có nguy cơ đến sức khỏe thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn chuyên sâu. Tháng đầu tiên tôi bỏ thuốc lá việc cảm nhận rõ nhất là huyết áp tăng hơn bình thường, tăng cân nhanh (4kg/tháng), thở có cảm giác ì ạch,...để khắc phục hậu quả trên tôi bắt đầu thực hiện biện pháp để đưa cơ thể về trạng thái bình thường. Điều tiết lượng thức ăn mỗi bữa, ví dụ trước đây ăn 4 chén cơm thì giảm xuống còn 2 chén, ăn rau nhiều hơn, uống nhiều/đủ nước. Tăng cường tập thể dục, tốt nhất không nên tập gắng sức vì cơ thể bạn chưa bình thường mà gắng sức thì sẽ nguy hiểm, nên tập những bài tập nhẹ nhạng như đi bộ, yoga càng tốt, tôi thì chọn "Suối Nguồn Tươi Trẻ", để tập được bài này cần có sự kiên (bài viết sau sẽ chia sẻ nội dung này), chế độ trên được duy trì đến khi cơ thể của tôi quay về lại trạng thái ban đầu.
    Tóm lại, để nghiện thuốc lá thì rất dễ nhưng việc từ bỏ nó là khó vô cùng, nên tôi khuyên những ai chưa hút thuốc lá thì đừng bao giờ có ý định hút thuốc lá. Không hút thuốc lá vẫn là thanh niên như ai, đừng vì tự ái gì đó mà học cách hút thuốc thì không nên. Sức khỏe là của 10 năm và hơn nữa chứ không phải ở hiện tại, đừng vì những lúc ta khỏe mạnh bình thường mà quên đi 10 năm sau ta ốm đau bệnh tật, bản thân tôi là một bài học điển hình. Không phải ai sinh ra trên đời này cũng có sức khỏe tốt cả, nếu ai có được điều đó thì đó là diễm phúc to lớn mà ba mẹ họ ban tặng cho họ. Còn những ai sinh ra trên đời không may mắn có sức khỏe không được tốt thì hãy tìm cách bảo vệ và gìn giữ nó, chăm chỉ rèn luyện sức khỏe theo chế độ phù hợp với thể trạng của mình và biết cách chăm sóc sức khỏe thì tình hình sức khỏe sẽ cải thiện (nếu ai có tìm hiểu về cố GS.Hà Khuê thì sẽ hiểu). Bạn nên nhớ câu này "dù thế nào đi nữa chúng ta vẫn phải sống đến hết cuộc đời", sẽ rất khổ sở cho bản thân và cho người thân của mình khi chúng ta bị ốm đâu bệnh tật, chẳng ai muốn điều này cả. Nhưng mỗi con người là một số phận, số phận chưa phải là định mệnh, và số phận nếu biết cách sẽ có thể thay đổi được. Bạn đạng có sức khỏe giống như tiền đang ở trong ví của bạn vậy, đừng để nó rơi mất và đừng tiêu xài hoặc phung phí vào những việc không cần thiết. Tôi đã từng cận kề giữa sự sống và cái chết, tôi cảm nhận rất rõ về điều này, còn các bạn thì sao?!. Tôi biết rất rõ về điều này, có thể là có rất nhiều người đồng cảm và ủng hộ những gì tôi chia sẻ nhưng cũng không ít người cho rằng tôi vớ vấn hoặc cần thiết gì phải dạy đời ai (đại loại như thế), ừ nhỉ! với tôi các bạn nghĩ gì cũng được, nhưng có một lời khuyên dành cho các bạn là đừng bao giờ đánh mất sức khỏe của mình bằng cách hút thuốc lá mỗi ngày và làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, vì điều đó rất bất công. 

    Mr.Vinh 
     

    Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm